24. Chỉ tang mạ hòe (Chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe).
Nội dung binh pháp:
“Chỉ tang mạ hòe” là chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe. Ý nói vì không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.
Áp dụng tán gái:
Kế này là không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ. Đôi khi nàng cũng có những điểm sai trái và ta phải “nghiêm khắc dạy dỗ” , tuy nhiên, để không tỏ ra gia trưởng, và để nàng không khóc thì ta phải mắng sao cho khéo, khiến nàng thương ta, nể ta, phục ta và nghe lời ta.
25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng).
Nội dung binh pháp:
“Lạc tỉnh hạ thạch” là ném đá vào đầu kẻ đã rơi xuống giếng.
Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu nạn nhân. Nếu đứng trên quan điểm đạo đức Khổng – Mạnh thì phải là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động sáng suốt.
Căn bản triết lý của “Lạc tỉnh hạ thạch” là chi phối được thì mới chiếm đoạt được, và nhân từ với kẻ thù tức là tàn nhẫn với chính ta.
Lưu Bị lúc nào hé miệng cũng nói những điều nhân từ, lúc nào cũng chảy nước mắt, nhưng ông lại là người cũng giỏi thủ đoạn “Lạc tỉnh hạ thạch” nhất.
Chẳng vậy mà khi Lã Bố vốn là người làm nhiều ân huệ đối với Lưu Bị, nào việc bắn kích ở Viên Môn, nào việc cho Lưu Bị nương tựa ở căn cứ mình… Đến lúc Lã Bố bị bắt sau khi thất trận Từ Châu, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo: “Ông không nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?” (Đinh Nguyên và Đổng Trác đều nhận Lã Bố làm con nuôi, nhưng đều bị chết vì tay Lã Bố.
Lưu Bị đã không kể đến ơn nghĩa, lại còn đưa đòn độc “Lạc tỉnh hạ thạch” hạ Lã Bố. Như vậy, Lã Bố làm sao khỏi chết!
Áp dụng tán gái:
Tôn Tử nói: “Nếu đứng trên quan điểm đạo đức Khổng – Mạnh thì đây là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động sáng suốt.” Lại nhớ chuyện Lã Bố bị bắt, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo: “Ông không nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?” Thế là Bố chết. Áp dụng chuyện xưa cho chuyện nay, nếu nàng có kể chuyện về một thằng tình địch nào đó thì phải khéo léo mà ném đá để nàng tự xử lý nó thôi.
26. Hư trương thanh thế (Thổi phồng thanh thế).
Nội dung binh pháp:
“Hư trương thanh thế” là thổi phồng thanh thế để cho người ta chóa mắt, nể sợ.
Đời Tam Quốc, Tào Tháo tiến xuống Giang Định, rầm rộ cả trăm vạn hùng quân. Tháo định dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền phải hàng phục. Nhưng Khổng Minh trông thấy âm mưu này nên chỉ ba vạn quân với một số mưu kế và trận gió đông đã đánh bại quân Tào.
Khi sử dụng kế này, trước hết phải xem mục đích và giá trị của nó thế nào đã, rồi mới định cỡ to nhỏ.
Áp dụng tán gái:
Kế này là để cho người ta lóa mắt, nể sợ, đặc biệt hữu hiệu vào lúc mới bắt đầu tán gái. Tất cả những ưu điểm mà ta có được phải thể hiện cho nàng biết (dù là trực tiếp hay gián tiếp), thậm chí ưu điểm nhỏ ta phải làm cho nó to ra. Ngày nay kế này được gắn những mỹ từ như “lăng xê”, “quảng cáo”…
27. Phủ để trừu tân (Bớt lửa dưới nồi).
Nội dung binh pháp:
Kế “Phủ để trừu tân” là bớt lửa dưới nồi, ý nghĩa là giải quyết trên căn bản một vấn đề, chủ ý không cho nó phát ra (bớt lửa cho nước khỏi trào).
Khi có một việc đã bùng nổ ra rồi thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để nó tiếp tục ác liệt.
Chỗ diệu dụng kế “Phủ để trừu tân” là không nghe thấy tiếng, không nhìn thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương, khiến cho kẻ thù rơi vào kế của mình mà họ không biết.
Không kể tình trường, chiến trường hay thương trường, kế “Phủ để trừu tân” lúc nào cũng là kế rất âm độc, lớn mang hiệu quả lớn, nhỏ có hiệu quả nhỏ.
Ở tình trường, anh chàng kém vế thường o bế song thân hoặc anh em của đào, hơn là tấn công chính nàng!
Ở chiến trường, kế “Phủ để trừu tân” lại càng dày đặc, giăng mắc như mạng nhện.
Áp dụng tán gái:
Có những lúc phải lùi một bước để tiến ba bước, ví dụ như nàng đang bừng bừng tức giận thì khoan hãy cãi lý với nàng, mà dỗ dành cho nàng hạ nhiệt . Đợi đến khi nàng dịu dàng như một con thỏ non ta sẽ đem chuyện đó ra châm chọc một cách hài hước để nàng thích chí và nể phục cái khiếu ăn nói của ta.
28. Sát kê hách hầu (Giết gà cho khỉ sợ).
Nội dung binh pháp:
“Sát kê hách hầu” nghĩa đen là giết con gà cho con khỉ sợ.
Theo truyền thuyết dân gian, con khỉ rất sợ trông thấy máu, cho nên khi người ta muốn dạy khỉ, trước hết họ giết một con gà, bắt con khỉ nhìn thấy đống máu bê bết rồi mới bắt đầu giáo hóa. Lúc bắt khỉ cũng thế, người ta vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng ghê rợn, khiến cho khỉ bủn rủn chân tay thì đến bắt.
“Sát kê hách hầu” có tác dụng lớn, làm cho các vụ mới nở ra trong trứng nước bị rơi vào cảnh bối rối, sợ sệt.
Áp dụng tán gái:
Tán gái thành công chưa đủ, mà phải biết giữ cho tình yêu của nàng bền chặt với ta. Khổ nỗi cuộc sống nhiều cám dỗ, vì vậy thỉnh thoảng ta phải kể những trường hợp bên ngoài (đôi khi bịa ra là của một thằng bạn nào đó) hoặc đọc được trên báo chí để thăm dò thái độ và nâng cao ý thức chung thủy của nàng. Phải luôn làm cho nàng quán triệt tư tưởng rằng phản bội là đồng nghĩa với “đường ai nấy đi”, sẽ không có sự tha thứ.
29. Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại).
Nội dung binh pháp:
“Phản gián kế” là dùng người của đối phương lừa dối đối phương, dùng kế địch lừa địch.
Tôn Tử nói: “Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụ của mình. Biết người là biết thực lực và ý đồ của địch. Biết mình thì tương đối dễ hơn biết người. Cho nên muốn biết người thì phải dùng gián điệp”.
Áp dụng tán gái:
"Phản gián kế" là dùng người của đối phương để lừa đối phương. Ví dụ như trong thời gian còn thăm dò mà nàng phái thằng em đi tìm hiểu ta thì ta phải tận dụng ngay thằng này để nó làm nịnh thần cho ta.
30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào).
Nội dung binh pháp:
“Lý đại đào cương” là đưa cây lý chết thay cho cây đào.
Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay. Có rất nhiều kẻ tác gian phạm tội lại bắt người khác thế thân.
Áp dụng tán gái:
Nghĩa là nếu ta có lỗi với nàng thì phải tìm cách đổ lỗi cho đối tượng khác, mà đối tượng hay nhất là những “nguyên nhân khách quan” để không bị mang tiếng ác.
31. Thuận thủ khiên dương (Thuận tay dắt con dê về).
Nội dung binh pháp:
“Thuận thủ khiên dương” theo nghĩa đen là thuận tay dắt con dê về.
Sự việc trên đời, thiên biến vạn hóa rất kỳ diệu. Phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt hiện đến trước mắt, đó là những thâu hoạch, những cái lợi bất ngờ.
Áp dụng tán gái:
Kế này nghĩa là phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt hiện đến trước mắt (vụ này phải thật linh hoạt mới được). Ví dụ như đi chơi mà nàng không may bị dẫm vào vũng nước bẩn, đừng đứng đờ ra đó mà hãy mua ngay chai La Vie cho nàng rửa chân và tìm khăn lau cho nàng.
32. Dục cầm cố tung (Muốn bắt mà lại thả ra).
Nội dung binh pháp:
“Dục cầm cố tung” theo nghĩa đen là muốn bắt cho nên thả ra.
Muốn thực hành kế này, phải có một nhãn quan sâu rộng, một tấm lòng nhẫn nại vô song. Những kẻ cấp công cận lợi không bao giờ có đủ tài trí để thi hành nó.
Kế “Dục cầm cố tung” không thi hành theo cái nghĩa đen của nó. Kế này nói lên sự mềm dẻo cho mọi chính sách, thứ nhất là chính sách thu phục lòng người, giữ người.
Áp dụng tán gái:
Có những lúc ta không nên tấn công ráo riết mà tránh xa ra, thực hiện những hành động cốt để thu phục lòng người, giữ người. Từ đó mà nàng tự tìm đến với ta.
33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin).
Nội dung binh pháp:
“Khổ nhục kế” là hành hạ mình, rồi đem cái thân xác bị hành hạ ấy để làm bằng chứng mà tiếp cận với địch để hoàn thành một âm mưu nào đó.
Áp dụng tán gái:
Có khi ta phải hành hạ cho mình ốm mấy ngày, hoặc giả vờ ốm, rồi đem cái thân xác khổ sở ấy mà mua chuộc tình thương mến thương của nàng, khiến nàng xót xa và chăm sóc cho ta.
34. Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc).
Nội dung binh pháp:
“Phao bác dẫn ngọc” nghĩa đen là ném hòn ngói để thu về hòn ngọc. Tức là dùng tiểu vật để đoạt một đại vật, như người đi câu vậy.
Dân gian thường nói “thả con tép bắt con tôm” cũng là kế này.
Áp dụng tán gái:
Ta phải ga lăng với nàng, phải xem những ngày sinh nhật, valentine, 8-3… là dịp trời cho để thể hiện tình cảm sâu đậm của ta đối với nàng . Ngay cả khi không có lễ gì vẫn có thể kiếm chuyện để tặng quà cho nàng. Mất mấy món quà mà có cơ hội chinh phục được cả một người vợ, thử hỏi cái nào quý hơn?
35. Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về).
Nội dung binh pháp:
“Tá thi hoàn hồn” nghĩa là mượn xác để hồn về.
Ý kế này chỉ rằng: Sau khi đã thất bại, buộc phải lợi dụng một lực lượng nào đó để khởi lên thi hành trở lại chủ trương của mình.
Tuy nhiên, dùng kế này rất dễ đi vào con đường nguy hiểm, nếu sơ xuất thì tỷ như rước voi về giày mả tổ.
Nếu mượn xác mà mượn ẩu thì chẳng khác gì vác xác chết về nhà.
Áp dụng tán gái:
Kế này là sau khi thất bại trong một cuộc tình, ta tìm đến cuộc tình khác (mượn xác) để lấy lại niềm vui (hồn về) . Tuy nhiên, kế này có nguy cơ rủi ro cao là trong lúc tinh thần bất ổn, nếu không tinh ý thì có thể rước nhầm “xác chết”.
36. Tẩu kế (Chạy, lùi, thoát thân).
Nội dung binh pháp:
“Tẩu kế” nghĩa là chạy, lùi, thoát thân.
Tại sao kế sau chót cổ nhân lại đặt là “kế chạy”?
Lại có câu: “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”. (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!)
Bởi vậy kế này liên quan nhiều đến sự thành bại của một công việc lớn. Bất luận là đánh nhau bằng văn hay bằng võ, không ai là có thể thắng hoài. Trong quá trình chiến đấu bao gồm nhiều kiểu thắng, nhiều kiểu bại, lúc ẩn lúc hiện, trong chớp mắt dồn dập cả trăm ngàn biến chuyển. Nếu không ứng phó mau lẹ để tránh những cảnh bất lợi, để nắm mau lợi thế mà tiến tới thắng lợi, thì không phải là nhân tài.
Chạy có nhiều phương thức. Bỏ giáp, bỏ vũ khí mà chạy, bỏ đường nhỏ mà chạy tới đường lớn, bỏ đường bộ mà chạy sang đường thủy… Các phương thức tuy không giống nhau nhưng cùng hướng chung đến mục đích là tránh tai họa để bảo đảm an toàn, để bảo toàn lực lượng.
“Tẩu kế” không phải là chạy dài. Chạy chỉ là một giải pháp để mà sẽ quay lại. Tinh hoa của kế chạy là giành thời gian, bảo tồn sức khỏe, lực lượng.
Rút chạy đến một vị trí mới, cho tư thế vững mạnh hơn, tập trung nỗ lực và củng cố tinh thần, chọn một cơ hội thuận tiện để quật lại, ấy mới thực là “Tẩu kế”.
Sau hết phải lo đến điểm nguy của kế chạy: Khi chạy, sẽ mất tinh thần, sự việc hoàn toàn lỏng lẻo, mất sự tin tưởng ở xung quanh. Nếu không giải quyết cho chính xác những vấn đề trên thì “tẩu” không còn là một kế hoạch nữa, mà là một sự tan rã vậy!
Áp dụng tán gái:
Nếu sau khi tán xong một cô nàng ta mới té ngửa ra là nàng xấu xa đầy mình, không thể cải tạo, khi ấy chắc chả còn cách nào khác ngoài “bỏ của chạy lấy người”, it’s time to say good-bye!